Trước đó, vào ngày 20/8, cơ quan này cho hay, trong 7 ngày từ ngày 12/8 đến hết ngày 18/8, thông qua dữ liệu tiếp xúc của người dùng Bluezone, ứng dụng này đã hỗ trợ truy vết thêm được 1.391 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 nằm ngoài danh sách truy vết theo cách truyền thống là điều tra lịch trình người bệnh.
Như vậy, những ngày gần đây, Bluezone - phần mềm hỗ trợ phát hiện tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, đã giúp cơ quan y tế truy vết thêm được 385 trường hợp F1, F2. Kết quả này tiếp tục khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng Bluezone hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Là ứng dụng do Bộ TT&TT và Bộ Y tế triển khai từ tháng 4/2020 dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bluezone nhằm bảo vệ cộng đồng trước đại dịch Covid-19, giảm thiểu các nguy cơ lây lan bệnh dịch.
Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy), ghi nhận các tiếp xúc gần giữa những điện thoại di động thông minh cùng cài đặt và sử dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ cảnh báo nếu người dùng có tiếp xúc gần với ca nhiễm, ca nghi nhiễm hoặc người đã từng tiếp xúc gần với ca nhiễm, ca nghi nhiễm.
Trong kết luận cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19 vào ngày 21/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến cáo mạnh mẽ việc khai báo y tế điện tử, cài đặt và sử dụng phần mềm truy vết Bluezone. Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT dự thảo Thư của Thủ tướng Chính phủ khuyến cáo về việc cài đặt ứng dụng Bluezone.
Ngay trước đó, tại Nghị quyết 118 về phiên họp thường kỳ tháng 7/2020, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, vận động toàn dân cài đặt ứng dụng Bluezone - phần mềm hỗ trợ truy vết người nhiễm Covid-19.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến 11h ngày 28/8/2020, đã có 21,57 triệu lượt tải ứng dụng Bluezone.
Nhóm 5 địa phương có tỷ lệ người dân cài ứng dụng Bluezone trên tổng số smartphone cao nhất lần lượt là Đà Nẵng, Quảng Trị, Hải Dương, Quảng Ninh và Quảng Nam.
![]() |
Top 5 địa phương có số lượng người dân cài ứng dụng Bluezone nhiều nhất. |
Xét về số tuyệt đối, Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có lượng người dùng Bluezone lớn nhất hiện nay với hơn 2,5 triệu người cho mỗi thành phố, gấp 4,5 lần địa phương xếp thứ 3 là Đồng Nai.
Về tỷ lệ cài đặt tính theo các nhà mạng, thống kê của Cục Tin học hóa cho thấy, Viettel vẫn đang là mạng di động có tỷ lệ người dùng cài Bluezone cao nhất, chiếm 25,75% tổng số thuê bao trên toàn mạng; tiếp đó là MobiFone (24,21%), VinaPhone (21,65%) và Vietnamobile (8,8%).
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19![]() |
Đơn kêu cứu của các gia đình có con mắc sùi mào gà tại huyện Khoái Châu |
“Chúng tôi làm đơn này khẩn thiết mong Phó Thủ tướng và các bộ, ngành trung ương, địa phương có chỉ đạo, vào cuộc để đòi lại công bằng cho con em chúng tôi”, trong đơn viết.
Đơn nêu rõ, các gia đình đưa con đến nhà y sĩ Hiền vào khoảng tầm tháng 2-3/2017 để thăm khám và làm thủ thuật nong tách bao quy đầu.
Có gia đình chỉ đến mua thuốc ho, khám viêm họng cũng bị y sĩ Hiền tự ý vạch quần xem bộ phận sinh dục của các cháu rồi dọa nếu không nong tách bao quy đầu các cháu sẽ bị ung thư, vô sinh.
Mô tả về hành động làm thủ thuật, các gia đình cho rằng y sĩ Hiền "một tay đeo găng, một tay không đeo găng, chiếc banh và kéo dùng để tiểu phẫu được lấy từ chiếc khay không hề khử trùng. Bà dùng đôi găng tay và chiếc kéo đó làm tiểu phẫu cho nhiều cháu không khác gì "cắt tỉa cây cảnh". Với mỗi lần chữa trị, bà Hiền lấy từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Cha mẹ của các bé bị sùi mào gà cũng chia sẻ, suốt 2 tháng nay, gia đình vô cùng lo lắng cho sức khỏe và tương lai của các cháu.
“Là bố mẹ, chúng tôi rất ân hận và đã trao con mình cho cơ sở y tế 'chui' của bà Hiền. Chúng tôi đều là nông dân, công nhân, điều kiện khó khăn, không tiếp cận với thông tin, cơ sở khoa học để có thể chăm sóc an toàn cho các cháu bị bệnh”.
Nhiều cha mẹ đã phải nghỉ việc ở công ty, bán tài sản để đưa con đi khám và điều trị ở Hà Nội.
Trong đơn, họ nêu chi phí chữa trị mất khoảng 20-30 triệu đồng, có trường hợp lên đến 80 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra, khi đối chất với các gia đình, bà Hiền đã trả lời “không biết các cháu bị mắc bệnh sùi mào gà là những ai”.
Chưa tìm ra nguyên nhân
Chiều muộn qua, cuộc họp của hội đồng chuyên môn Sở Y tế Hưng Yên cùng các chuyên gia BV Da liễu TƯ mới kết thúc, tuy nhiên vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến hơn 70 trẻ mắc bệnh sùi mào gà.
Theo điều tra, cha mẹ các cháu không mắc sùi mào gà, các chuyên gia nghi ngờ nguồn lây từ phòng khám không đảm bảo vệ sinh của y sĩ Hoàng Thị Hiền -người trực tiếp khám, chữa chít hẹp bao quy đầu cho các cháu.
![]() |
Một bé trai ở huyện Khoái Châu đang điều trị sùi mào gà tại BV Da liễu TƯ. Ảnh: T.Hạnh |
Tuy nhiên, Thanh tra Sở chỉ thu được rất ít dụng cụ từ phòng khám của bà Hiền gồm một bộ panh, kéo, một bộ huyết áp kế và một bộ nghe tim phổi.
Hội đồng thống nhất sẽ tổ chức điều tra dịch tễ trên toàn huyện Khoái Châu để tìm nguyên nhân.
PGS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc BV Da liễu TƯ cho biết, Sở Y tế Hưng Yên sẽ mời chuyên gia xây dựng bộ câu hỏi điều tra cộng đồng. BV sẽ dựa vào mẫu bệnh phẩm đang lưu để kiểm tra về vi rút và giá trị gen, từ đó làm căn cứ xác định nguyên nhân gây sùi mào gà xem có phải từ một nguồn lây.
Bộ Y tế yêu cầu tạm đình chỉ công việc chuyên môn của y sĩ Hoàng Thị Hiền và chỉ đạo hỗ trợ tối đa các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
" alt=""/>Hơn 70 trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên: Kêu cứu Phó Thủ tướng